Đối tác chiến lược

vinhomes mỹ đình

Đối tác chiến lược về nội thất

noi that 190

  • Trang tin tức - Slide 2

  • Trang tin tuc - Slide 1

Tin tức

Hội thảo tham vấn kỹ thuật canh tác lúa và nuôi tôm hữu cơ cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau

16. 06. 2020 Tin tức

Ngày 16/6/2020 tại TP.Cà Mau, Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật canh tác lúa và nuôi tôm hữu cơ cộng đồng nhằm nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng với BĐKH tại tỉnh Cà Mau..

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 50 đại biểu đại diện các bên liên quan bao gồm các cơ quan địa phương: Sở NN&PTNT Cà Mau, Chi cục Thủy sản Cà mau; Chi cục Trồng trọt, Trung tâm khuyến nông và khuyến ngư Cà Mau, Chi cục NN và PTNT Cà Mau, Phòng nông nghiệp huyện Thới Bình, UBND xã Trí Lực; Hội Phụ nữ Cà Mau; Hội Nông dân Cà Mau; các HTX nuôi tôm lúa tại huyện Thới Bình: HTX Trí Lực, HTX Đoàn Phát, HTX Quyết Thắng; các doanh nghiệp: Minh Phú, Cỏ May, Tấn Vương, Đại Dương Xanh; các chuyên gia đến từ ĐH Cần Thơ, Viện nghiên cứu NTTS (RIA 2); đại diện các NGOs: MCD, SNV, OXFAM và các cơ quan truyền thông địa phương.

Ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo

Hội nghị tập trung thảo luận, chia sẻ các vấn đề: (1) Chia sẻ tài liệu, quy trình kỹ thuật canh tác lúa và nuôi tôm hữu cơ cộng đồng bền vững và thích ứng BĐKH; (2) Tham vấn các bên liên quan hoàn thiện và phổ biến quy trình kỹ thuật, góp phần thúc đẩy việc nuôi tôm theo hướng hữu cơ thích ứng với BĐKH và (3) Tăng cường hợp tác và thúc đẩy mô hình lúa-tôm bền vững hướng đến các tiêu chuẩn chứng nhận tại Cà Mau.

Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam và thế giới, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hữu cơ và ban hành chính sách liên quan bao gồm: Nghị định 109/NĐCP ngày 29/8/2020, Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 1/11/2019 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số điều của nghị định 109, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được UBND tỉnh phê duyệt (Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 02/3/2020) trong đó có sản phẩm tôm lúa.

Ảnh: Bà Thân Thị Hiền – Phó Giám đốc trung tâm MCD

Tại hội thảo, bà Thân Thị Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã giới thiệu tóm tắt và chia sẻ các kết quả bước đầu của dự án. Một trong cách tiếp cận của dự án thúc đẩy sáng kiến thích ứng BĐKH có sự tham gia các bên, thực hành và tài liệu hóa mô hình sản xuất bền vững trong đó tôm lúa được xem là ví dụ điển hình. Từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020 MCD đã phối hợp cùng nhóm chuyên gia thực hiện xây dựng tài liệu “Sổ tay hướng dẫn canh tác lúa và nuôi tôm hữu cơ” nhằm giúp người sản xuất, cán bộ chuyên môn, cán bộ HTX áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí kỹ thuật giúp việc thực hiện đánh giá cấp chứng nhận được hiệu quả. Thông qua hội thảo này, MCD sẽ phối hợp Chi cục TS để hoàn thiện hướng dẫn cũng như thực hành kỹ thuật phù hợp với đặc điểm, điều kiện khu vực và phổ biến rộng rãi tại Cà Mau.

Ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Huy – Chuyên gia BĐKH của Oxfam

Tại hội thảo ông Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia Oxfam trình bày những tác động của BĐKH (bao gồm hạn hán và xâm nhập mặn) đến nuôi trồng thủy sản tôm tại Cà Mau và đề xuất các giải pháp thích ứng.

Ảnh: Ông Nguyễn Công Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp hữu cơ Á Châu (AOI)

Chuyên gia Ts. Nguyễn Công Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp hữu cơ Á Châu (AOI) đã chia sẻ một số yêu cầu tiêu chuẩn chứng nhận tôm lúa hữu cơ, và các thực hành sản xuất theo yêu cầu tiêu chuẩn hướng đến chứng nhận. Đại diện nhóm chuyên gia đã trình bày các nguyên tắc thực hành canh tác lúa và nuôi tôm hữu cơ,  hướng dẫn quy trình kỹ thuật lúa – tôm hữu cơ và các tiêu chí cơ bản trong thực hành sản xuất theo hướng bền vững về môi trường, cảnh quan và giảm thiểu các tác động hệ sinh thái.

Đại diện Chi cục Thủy sản Cà Mau, ông Nguyễn Văn Trung cũng chia sẻ rằng: Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biễn ngày càng trở nên phức tạp, cùng với ảnh hưởng của BĐKH ngày càng rõ nét, mô hình nuôi tôm – lúa đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như giảm chi phí làm đất, tôm nuôi mật độ thưa nên nhanh lớn, ít dịch bệnh, cây lúa có tác dụng cải tạo đáy ao nên tốt cho môi trường nuôi tôm. Cà Mau có 36.000 ha tôm lúa có lợi thế tiềm năng lớn để phát triển mô hình tôm hữu cơ trong thời gian tới. Thới Bình là huyện có nhiều lợi thế để phát triển mô hình tôm hữu cơ.

Hội thảo đã nhận được ý kiến đóng góp của các bên liên quan hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật đưa vào áp dụng tại Cà Mau. Theo kế hoạch MCD sẽ phối hợp Chi cục Thủy sản và các bên liên quan hướng dẫn cải thiện thực hành sản xuất lúa-tôm bền vững thích ứng BĐKH, liên kết doanh nghiệp trong việc đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn và tài liệu hóa chia sẻ bài học kinh nghiệm tại Cà Mau.

Xem thêm tại Đài PT-TH Cà Mau: http://ctvcamau.vn/…/th…/ban-tin-trua/ban-tin-trua-16-6-2020

 

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) là tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn biển và phát triển bền vững vùng ven biển Việt Nam. Trong những năm vừa qua, MCD có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực thủy sản nói chung và sản xuất tôm bền vững nói riêng.

Dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á” pha 2 (2018-2021) do MCD thực hiện ở tỉnh Cà mau với sự hỗ trợ của OXFAM. Mục tiêu của dự án tăng cường năng lực người sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, có được những cơ hội và lợi ích công bằng và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, trong chuỗi giá trị tôm thích ứng với BĐKH, đóng góp cải thiện và thực thi chính sách quốc gia và địa phương.

Trả lời

Your email address will not be published.

Xem thêm

Đối tác chiến lược

vinhomes 54a nguyễn chí thanh